Tranh kính ghép màu truyền thống được tạo bằng những mảnh
kính màu được cắt, mài và dùng chì làm chất keo kính tạo sự liên kết cho từng mảnh
kính tạo sự liên kế cho cả một bức tranh. Tranh kính ghép màu nghệ thuật có khả
năng tạo ánh sáng khúc xạ theo cách rất đặc biệt tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền
ảo cho không gian, từ đó mở ra một lĩnh vực nghệ thuật đỉnh cao và có một vị
trí đặc biệt trong kiến trúc hiện đại
Tranh kính được ra đời từ rất lâu và có rất nhiều tác phẩm
nghệ thuật nổi tiếng hãy cùng chúng tôi ghé thăm những địa danh nổi tiếng sử dụng
tranh kính ghép màu trong nội thất nhé.
Tranh kính nhà thờ Grossmunster
Thụy Sĩ
Ẩn bên trong những bức tường cổ xưa của nhà thờ Grossmunster
Thụy Sĩ là một trong những tác phẩm tranh kính ấn tượng của thế kỷ XX
Vào năm 2009, một người nghệ sĩ ở Đức mang tên Sigmar Polke
đã đến đây và tân trang nhà thờ mang tính biểu tượng của Thụy Sĩ này bằng các tấm
kính màu và thiết lập một kiểu nội thất hang động rực sáng. Nghệ sĩ nổi tiếng này
đã chế tác kính cho 7 cửa sổ nhà thờ, tạo thành những khung cửa sổ tràn ngập
ánh sáng và màu sắc. Những ô cửa sổ đó được trang trí với các họa tiết đặc
trưng của Kinh Cựu Ước. Tất cả họ đều hướng về cửa Thánh điện, được xây dựng
vào năm 1932 bởi nghệ sĩ Augusto Giacometti.
Tranh kính ghép màu nghệ thuật nhà thờ Sainte
Chapelle, Pháp
Nhà thờ có tuổi đời từ thời Trung cổ này sở hữu một khung trần
hình vòm cùng với nhiều tấm kính màu trang trí đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Sainte-Chapelle
còn sở hữu nhiều tác phẩm điêu khắc và họa phẩm đặc sắc trên tường. Tất cả
chúng đều mô tả chi tiết các cảnh trích từ Kinh Cựu Ước.
Trung tâm Văn hóa
Chicago, Mỹ
Trung tâm Văn hóa Chicago Mỹ sở hữu mái vòm kính Tiffany cao
hơn 11m tuyệt đẹp. Sau khi hoàn thành vào năm 1897, nó được sử dụng làm thư viện
công cộng đầu tiên của thành phố. Trung tâm này được xây dựng với chi phí gần 2
triệu đôla (khoảng 41,6 tỷ VND theo tỉ giá hiện tại), lấy cảm hứng từ phong
cách Tân cổ điển của triển lãm thế giới về Columbia diễn ra năm 1893.
Sau khi thư viện thành phố được chuyển tới địa điểm mới vào
năm 1991, chính quyền thành phố đã biến nơi này thành trung tâm văn hóa và nghệ
thuật. Mái vòm Tiffany có đến 30.000 mảnh thủy tinh, cho phép các dòng ánh
sáng phản chiếu qua những lăng kính và đá quý sang trọng, tạo một cảm giác
thiêng liêng cho không gian văn học bên dưới.
Tranh kính nhà thờ thánh Vitus,
Cộng hòa Czech
hà thờ mang tính biểu
tượng của Czech này được xây dựng từ năm 1344. Đến năm 1920, nghệ sĩ Alfons
Mucha đã sử dụng loại kính màu để trang trí tỉ mỉ, miêu tả lại các cảnh trong
Kinh Thánh một cách sắc nét và sống động.
Những tấm kính màu này được thiết kế theo phong cách Gothic
cổ xưa kết hợp cùng ý tưởng mới của nghệ thuật tân thời hoàn toàn phù hợp với
nhà thờ, biến nơi này thành một trong điểm tham quan nổi tiếng của Cộng Hòa
Czech.
0 nhận xét: